Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Đèn led và câu chuyện tiết kiệm

Chủ trương của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ thay thế 20 triệu bóng đèn sợi đốt (còn gọi là bóng đèn tròn) bằng đèn compact trên cả nước đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Mục đích của chương trình rất rõ ràng: tiết kiệm điện, và thực tế tiết kiệm rất hiệu quả. Nhưng trong phạm vi bài này, chúng tôi muốn bàn đến những chuyện tiết kiệm khác không ở chuyện tiết kiệm điện.



Cht lượng và tui th ca các b đèn led siêu sáng thường được đm bo vi các nhà sn xut uy tín và có thương hiu trên th trường, khi la chn đèn led bn nên tham kho và kim tra thc tế các công trình mà h đã thc hin trước đó


Vụ án điện kế điện tử (ĐKĐT) ở TP.HCM chưa nguội, thì câu chuyện đèn compact lại đốt nóng lên những chuyện thời sự trong ngành điện. Việc mua đèn compact - theo EVN - sẽ thông qua đấu thầu quốc tế. Đây là điều hiển nhiên, bởi số vốn đầu tư khá lớn (khoảng 575 tỉ đồng) và lại là tiền của Nhà nước. Dĩ nhiên qua bài học đấu thầu vụ ĐKĐT ở Công ty Điện lực TP.HCM sẽ khó có ai dám liều mạng "lòn" một cú đấu thầu coi thường pháp luật nghiêm trọng như vậy. Nhưng hiện nay, chúng ta đang gặp rất nhiều vụ đấu thầu mang tính hình thức, chưa đấu thầu đã biết trước kết quả ở khắp nơi thì cảnh báo trước vẫn không thừa. Trong câu chuyện đèn compact, nếu không có quy định chặt chẽ, công khai, minh bạch quá trình đấu thầu thì không ai dám chắc việc đấu thầu có đảm bảo tiết kiệm không. Đặc biệt là cần xem xét "thân thế" của các công ty tham gia dự thầu.
Dù là đấu thầu quốc tế, nhưng nếu các công ty trong nước có đủ năng lực vẫn có thể tham gia dự thầu. Tuy nhiên, theo "tính toán" của EVN, đèn compact nhập khẩu có thể rẻ hơn đèn sản xuất trong nước (bởi vậy mới có đấu thầu quốc tế), đã vậy lại được EVN xin Chính phủ cho phép miễn giảm thuế suất nhập khẩu. Nếu tính toán theo đường này, thì các công ty trong nước sản xuất đèn compact coi như hết cửa, vì đầu ra quá "hẻo". Nhưng ngược lại, nếu các công ty trong nước lại "chạy" đi xin Chính phủ có chính sách "hỗ trợ" sản xuất trong nước để vượt khó thì liệu chủ trương tiết kiệm có còn không? Như vậy, chuyện tiết kiệm đâu không thấy, chỉ thấy Nhà nước tốn thêm tiền.
Đối với các công ty trong nước, cũng như các hộ buôn bán mặt hàng "tiết kiệm điện" này, cũng có điều trao đổi thêm. Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, suốt thời gian qua có "nếp quen" là mặt hàng nào ế ẩm suốt năm này qua năm khác, không ai đoái hoài đến, nhưng khi có sự kiện nào được dư luận quan tâm, thì y như rằng, mặt hàng đó nhanh chóng được đẩy giá lên cao ngay! Đèn compact cũng được người dân đoan chắc y như vậy. Người dân thay vì được mua đúng với giá thật của nó, thì lại phải trả nhiều tiền hơn cho những nhà sản xuất, hộ buôn bán "thừa nước đục thả câu".
Trong các hộ gia đình ở thành thị, bóng đèn tròn được sử dụng ít hơn nhiều so với bóng đèn huỳnh quang (đèn tuýp). Bóng đèn tròn được sử dụng nhiều trong các khách sạn, nhà hàng, cao ốc văn phòng... vì tính năng đặc biệt của nó: tạo hiệu quả ấm cúng, có thể điều chỉnh độ sáng mạnh yếu theo ý thích... Nhưng bóng đèn tròn được sử dụng nhiều nhất là ở nông thôn, cũng vì tính năng đặc biệt của nó: điện áp... cỡ nào cũng cháy! Trong khi đó, đường điện về nông thôn hiện nay bị tổn thất điện năng rất nhiều, càng về vùng sâu, vùng xa, điện càng yếu. Đèn compact không thể nào chịu nổi "điều kiện khắc nghiệt" như vậy. Việc sử dụng đèn compact ở nông thôn trong tình trạng điện áp trồi sụt thất thường có khi lại mau hư hơn bóng đèn tròn, tuổi thọ ngắn hơn (chưa kể giá thành một đèn compact tương đương một giạ lúa, là gánh nặng rất lớn cho nông dân). Lúc đó, nông dân buộc phải quay trở lại xài bóng đèn tròn như cũ. Tiết kiệm đâu không thấy chỉ thấy lãng phí hơn.
Với những câu chuyện tiết kiệm như trên (không phải chuyện tiết kiệm điện), chủ trương thay hết toàn bộ bóng đèn tròn bằng đèn compact là điều cần cân nhắc kỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét